Máy chẩn đoán đa năng ô tô là một thiết bị hỗ trợ đắc lực cho kỹ thuật viên đặc biệt là những kĩ thuật viên sửa chữa nhiều dòng xe khác nhau. Tuy nhiên thị trường máy chẩn đoán đa năng hiện nay quá nhiều về mẫu mã và chức năng khác nhau. Điều này gây hoang mang cho người sử dụng khi không biết chọn lựa như thế nào? Qua bài viết sau. Hãy cùng tìm hiểu máy chẩn đoán ô tô đa năng và cần những chức năng gì.
Nội dung bài viết
1. Nhu cầu sử dụng và chi phí máy chẩn đoán ô tô
Việc đầu tiên cần xác định khi tìm hiểu máy chẩn đoán là nhu cầu sửa chữa thường xuyên và chức năng sửa chữa chuyên sâu cần thực hiện trong quá trình sửa chữa của mỗi xưởng dịch vụ. Với sự đa dạng máy chẩn đoán hiện nay chi phí đầu tư cho một chiếc máu chẩn đoán đa năng có thể dao động từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng.
- Nếu chúng ta cần sử dụng trong lĩnh vực vệ sinh nội – ngoại thất xe hoặc những xưởng sửa chữa không chuyên về hệ thống điện điều khiển ô tô, chúng ta sẽ cần những máy chẩn đoán sử dụng được những chức năng chẩn đoán cơ bản, chức năng tự động xác nhận VIN và thực hiện các chức năng cơ bản như đọc xóa lỗi, đặt lại các tính năng trên xe… ta có thể lưu ý tới những dòng chẩn đoán đa năng sử dụng qua App điện thoại như Thinkdiag, Thinkdiag 2, Thinkcar Mucar BT200…
- Nếu chúng ta cần chẩn đoán nhiều dòng xe, có thể cài đặt mã hoá các chức năng đặc biệt khi thay thế phụ tùng, kích hoạt các chức năng, thời gian hoạt động lâu dài và kết hợp với nhiều Module mở rộng khác như camera nội soi, máy in… ta có thể lưu ý tới Thinktool Lite hay Launch X431 PRO V5.0…
- Nếu chúng ta cần sửa chữa các dòng xe cao cấp và chẩn đoán chuyên sâu hơn, có nhiều khả năng quan trọng như cài đặt ID khi thay thế phụ tùng, mã hoá lập trình hộp điều khiển ECU. Đặc biệt trên các dòng xe hiện đại ngày nay đòi hỏi các thiết bị cần truy cập vào mã nguồn của hộp điều khiển tương tự như máy chẩn đoán chuyên hãng đã dùng. Tuy nhiên số lượng máy chẩn đa năng có những chức năng này lại hạn chế đặc biệt có thể lưu ý tới Thinktool Master, Thinktool Master 2, Thinktool Master X…
2. Tìm hiểu về các chức năng máy chẩn đoán ô tô
Máy chẩn đoán đa năng hiện tại có những chức năng yêu cầu căn bản như đọc xóa lỗi, khôi phục các hệ thống và đọc dữ liệu động. Vậy điều gì sẽ mang đến điểm khác biệt khi tìm hiểu các chức năng của máy chẩn đoán đa năng?
Số lượng chức năng của máy chẩn đoán đa năng
Điểm khác biệt đầu tiên cần lưu ý là số lượng chức năng của máy. Ví dụ máy chẩn đoán Thinktool Master có số lượng chức năng là 35 tính năng, Thinktool Lite là 16 tính năng,… Số lượng chức năng là rất cần thiết. Khi các xe đời mới hiện yêu cầu nhiều tính năng tiện ích và an toàn cao, do do xe được tích hợp rất nhiều hộp điều khiển ECU và thiết bị khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu sửa chữa những chi tiết đó chúng ta nên lưu ý đến các số lượng chức năng khi tìm hiểu và chọn mua thiết bị
- Tìm hiểu thêm về các tính năng của Thinktool Master Tại đây
Can thiệp chẩn đoán chuyên sâu hộp điều khiển ECU
Khả năng can thiệp chuyên sâu của từng dòng máy chẩn đoán đa năng là khác nhau, đây chính là điểm khác biệt quan trọng khi tìm hiểu về máy chẩn đoán đa năng – nó có thể quyết định đến hiệu suất làm việc, thời gian sửa chữa ô tô và giá cả khi chọn mua máy chẩn đoán đa năng.
Trước đây khi lập trình hộp điều khiển mới cho các dòng xe hiện đại yêu cầu chúng ta phải có máy chẩn đoán chuyên hãng của từng hãng xe – đặc biệt trên những dòng xe như Mercedes, BMW, LandRover, Audi… thì việc yêu cầu có máy chẩn đoán chuyên hãng là bắt buộc. Hiện nay đã có rất nhiều nhà sản xuất máy chẩn đoán đa năng có hỗ trợ chức năng chuyên sâu này như trên các dòng máy chẩn đoán đa năng Thinktool Master, Thinktool Master 2, Launch X431 PAD V… Ta có thể tham khảo các dòng máy chẩn đoán đa năng Tại đây.
Nâng cấp công nghệ chẩn đoán
Hiên tại các công nghệ trên ô tô và chẩn đoán ô tô đang phát triển không ngừng. Những chuẩn giao tiếp mới như CAN FD, DoIP ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Chúng đem đến trải nghiệm nhanh hơn chính xác hơn trong quá trình chẩn đoán. Các dòng máy có hỗ trợ các chuẩn giao tiếp mới này không nhiều, có thể kể đến như Thinkdiag 2, Thinktool Master 2, Thinktool Master X…
3. Thông số phần cứng và phần mềm máy chẩn đoán đa năng
Thông số phần cứng và hệ điều hành ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của chúng ta – trải nghiệm ảnh hưởng đến quá trình sửa chữa. Khi tìm hiểu các dòng máy chẩn đoán đa năng chúng ta nên lưu ý:
- Màn hình hiển thị: Màn hình càng lớn đem lại trải nghiệm tốt cho người sử dụng.
- Dung lượng pin: Dung lượng pin lớn đảm bảo việc chẩn đoán lâu dài tuy nhiên đi kèm với khối lượng và giá cả cao. Ví dụ Thinktool Master có thời lượng sử dụng lên đến 15 giờ đồng hồ trong khi đó Thinktool Lite là 10 giờ.
- Vi xử lý và bộ nhớ: Vi xử lý và bộ nhớ sẽ đảm bảo độ mượt mà trong quá trình sử dụng. Vi xử lý và bộ nhớ của máy chẩn đoán còn ảnh hưởng nhiều đến quá trình nâng cấp và sử dụng lâu dài của máy chẩn đoán đặc biệt là chẩn đoán bằng các chuẩn giao thức mới CAN FD và DoIP.
- Kết nối không dây: Wifi và bluetooth cũng cần được lưu ý khi chọn lựa về sự tiện lợi và nhanh chóng.
- Các Module mở rộng: Hệ thống module mở rộng và đi kèm với từng thiết bị là cần thiết cho hiệu suất sửa chữa tối ưu
Trên đây là những vấn đề cần lưu ý khi tìm hiểu về máy chẩn đoán đa năng ô tô. Việc tìm hiểu máy chẩn đoán đòi hỏi quá trình phân tích và tìm hiểu lâu dài. Với những tiến bộ không ngừng máy chẩn đoán đa năng ô tô ngày càng được nâng cấp và phát triển đòi hỏi tính cập nhật và thích nghi của thợ sửa chữa không ngừng.
Mọi thắc mắc xin liên hệ ASCOM.VN để được tư vấn cụ thể về nhu cầu thiết bị chẩn đoán qua số điện thoại 0909.880.768 – 0911.560.560